Bộ đếm xung Master Clock là gì? Tầm quan trọng trong hệ thống âm thanh

13-12-2022 06:20:39 2110

Bộ đếm xung Master Clock - phụ kiện âm thanh cần thiết trong những dàn âm thanh cao cấp, đắt tiền. Bởi nó có khả năng cải thiện hiệu năng và chất lượng âm thanh cho phần cứng chơi nhạc 1 cách đáng kể. Từ đó đem lại những trải nghiệm nghe nhạc đầy đủ hơn, chính xác và hay hơn.

Bộ đếm xung Master Clock là thiết bị thường được sử dụng khi chuyển đổi tín hiệu âm thanh từ Analog sang Digital, hoặc ngược lại. Vậy bộ đếm xung là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng tín hiệu âm thanh? Mời các bạn cùng HD Audio đi tìm hiểu và khám phá kỹ hơn về nó nhé!

Bộ đếm xung nhịp Master Clock

Bộ đếm xung nhịp Master Clock

Bộ đếm xung Master Clock là gì?

Bộ đếm xung Master Clock (MC) là bộ phận đơn giản, nhưng nó có vai trò không kém phần quan trọng trên hệ thống âm thanh. Bởi nó có nhiệm vụ đếm chính xác cho quy trình lấy mẫu (sample) analog, đồng thời tái tạo lại sóng âm analog đầy đủ, chính xác nhất. Bộ đếm sẽ phân chia, nhận dạng tần số lấy mẫu sample như một xung và nhiều nhịp xung được ghép nối với nhau thành dạng sóng hình sin một cách chính xác và hoàn chỉnh.

Việc xung nhịp không đồng bộ sẽ dẫn tới tình trạng sóng được tái tạo lại nhưng không chính xác và dẫn tới tình trạng nhiễu âm, méo tiếng. Vì vậy, bộ đếm xung có vai trò rất quan trọng với hệ thống âm thanh chuyên nghiệp.

Cách hoạt động của bộ đếm xung MC

Cách hoạt động của bộ đếm xung MC

Trong tất cả các bộ đếm thì bộ đếm bit-clock là quan trọng hơn cả. Bởi bit-clock được sử dụng rộng rãi trong những giao diện truyền tải như AES3, S/PDIF và ADAT... Trong giao diện này, mỗi sample khi truyền tải sẽ chứa 1 data-bit nhất định để kết hợp với nhau thành chuỗi sample gốc. Từ đó tạo dạng sóng âm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nếu thiết bị thu đếm sai nhịp thì sóng âm sẽ bị hỗn loạn và gây ra méo tiếng. Trong trường hợp này, bit-clock sẽ đồng bộ hóa dòng phát và dòng thu để ngăn ngừa tình trạng thất thoát bit khi truyền tải.

Những thiết bị kỹ thuật số hiện nay sử dụng bộ đếm xung Master Clock ra sao?

Những thiết bị chuyển đổi tín hiệu âm thanh ngày nay như DAC hay ADC đều được các nhà sản xuất thiết kế từ bộ đếm đơn giản cho tới phức tạp, tùy vào nhu cầu. Bộ đếm càng cao cấp với vật liệu càng tốt thì việc đếm nhịp xung càng chính xác, giảm bóp méo tín hiệu âm thanh.

Thường thì MC sẽ được nhà sản xuất tích hợp trong Ampli hoặc trong DAC, nhưng cũng có bộ đếm sẽ được thiết kế riêng nhằm phục vụ nhu cầu âm thanh cao cấp hơn cho các hệ thống. 

Bộ đếm xung Master Clock trong các thiết bị kỹ thuật số

Bộ đếm xung thường được tích hợp trong các thiết bị kỹ thuật số hiện đại

  • Khi tín hiệu số được gửi đến đồng hồ Clock mỗi 1 giây với mẫu tần số khác nhau như 44,1Khz; 96Khz; hay 192khz thì lúc đó đồng hồ sẽ kích hoạt bộ xung lực để biểu diễn chuyển đổi giá trị âm thanh ở mỗi lần xung này. Độ chính xác của đồng hồ sẽ được gọi là Jitter và đo bằng nano giây, thậm chí ít hơn nữa. 
  • Khi lượng Jitter càng ít thì việc thu phát lại càng chính xác, âm thanh nghe càng đẹp. Còn nếu đồng hồ thay đổi nhanh hoặc chậm hơn so với thời gian sẽ khiến âm thanh không chính xác và gây ra biến dạng.

Những thiết bị chuyển đổi số DAC ngày nay thường áp dụng các công nghệ bộ đếm khác nhau. Từ bộ xung đơn giản cho đến bộ xung sử dụng tinh thể piezo‑electric (thường dùng trong thiết bị phòng thu cao cấp). Những bộ đếm tinh thể sẽ có độ chính xác rất cao, cao hơn 128 lần so với mức sample chuẩn thông thường. 

Phần quan trọng nhất của bộ đếm là khả năng tiếp nhận, truyền tải mẫu sample 1 cách đồng bộ, đầy đủ. Master clock sẽ cung cấp nhịp xung, giữ cho hệ thống mức đồng bộ và ổn định. Thường thì các bộ Master Clock nếu gắn trong các DAC sẽ thiết kế đơn giản, ít nhiễu nhưng tính chính xác không cao như những bộ đếm ngoài riêng. 

Vậy Master Clock có thực sự cần thiết?

Bộ đếm xung Master Clock có thực sự cần thiết?

Nên dùng bộ đếm xung trong những dàn âm thanh chuyên nghiệp, phòng thu

Bộ đếm xung Master Clock thực sự cần thiết cho những phòng thu, phòng xử lý âm thanh cao cấp. Nhưng nó chưa có tính hiệu quả cao cho những người dùng, người chơi âm thanh với hệ thống nhỏ. Tuy nhiên, nếu ai muốn hướng tới sự hoàn hảo cao nhất cho hệ thống âm thanh của mình thì Master Clock vẫn là sự lựa chọn khá “overkill”. 

Bởi đa số những thiết bị âm thanh trên thị trường hiện nay đều đã được tính toán để hoạt động tốt nhất bằng bộ đếm xung clock tích hợp. Đặc biệt, với đà phát triển công nghệ mạnh mẽ như ngày nay thì các “clock tích hợp” cũng ngày càng có chất lượng được cải tiến tốt hơn.

Kết Luận

Tóm lại, bộ đếm xung nhịp Master Clock có thể cải thiện hiệu năng cho dàn âm thanh mà chúng ta đang sử dụng. Tuy nhiên, MC sẽ phát huy được hiệu năng cao nhất đối với những dàn âm thanh chuyên nghiệp hoặc có thiết lập phức tạp cho làm nhạc/ phim, còn với những hệ thống nhỏ tại gia thì nó hoàn toàn không cần thiết.

>>> Xem thêm: Dây loa có ảnh hưởng như thế nào đến dàn âm thanh?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng dẫn chọn mua biến áp cách ly phù hợp với nhu cầu
Hướng dẫn chọn mua biến áp cách ly phù hợp với nhu cầu

Đối với dàn âm thanh cao cấp, nguồn điện sạch và ổn định là yếu tố then chốt để tái tạo âm thanh trung thực. Biến áp cách ly giúp loại bỏ nhiễu, chống rung và bảo vệ thiết bị khỏi rủi ro về điện. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách chọn mua biến áp cách ly phù hợp cho hệ thống âm thanh của mình.

Giải đáp A - Z: Biến áp cách ly có thể giảm nhiễu không?
Giải đáp A - Z: Biến áp cách ly có thể giảm nhiễu không?

Chất lượng nguồn điện đóng vai trò then chốt trong việc tái tạo âm thanh trung thực và chi tiết. Một trong những thiết bị được sử dụng để cải thiện chất lượng nguồn điện là biến áp cách ly. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều người quan tâm là: Biến áp cách ly có thực sự giúp giảm nhiễu trong hệ thống âm thanh không? 

So sánh chip DAC AKM vs ESS: Chip giải mã nào tốt hơn?
So sánh chip DAC AKM vs ESS: Chip giải mã nào tốt hơn?

Chip DAC (Digital-to-Analog Converter) đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu analog, mang đến trải nghiệm nghe nhạc chất lượng cao. Hai dòng chip DAC nổi bật hiện nay là AKM (Asahi Kasei Microdevices) và ESS Sabre. Vậy nên chọn chip DAC AKM hay ESS?

Sự khác nhau giữa DAC và sound card – Dùng loại nào tốt hơn?
Sự khác nhau giữa DAC và sound card – Dùng loại nào tốt hơn?

DAC và Sound Card đều có chức năng chuyển đổi tín hiệu số sang analog, nhưng chúng phục vụ các mục đích khác nhau. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thiết bị này giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp, nâng cao chất lượng âm thanh cho nhu cầu của mình.

​DAC Giải Mã Mạch R2R Là Gì? 5 Ưu Điểm Nổi Bật
​DAC Giải Mã Mạch R2R Là Gì? 5 Ưu Điểm Nổi Bật

DAC giải mã mạch R2R ngày càng được nhiều audiophile săn đón nhờ khả năng tái tạo âm thanh tự nhiên và giàu cảm xúc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DAC R2R và khám phá 5 ưu điểm nổi bật mà loại mạch giải mã đặc biệt này mang lại.

Amply bị cháy cầu chì: Nguyên nhân & cách xử lý tại nhà
Amply bị cháy cầu chì: Nguyên nhân & cách xử lý tại nhà

Amply bị cháy cầu chì là sự cố phổ biến trong các hệ thống âm thanh, gây gián đoạn hoạt động và có thể dẫn đến hỏng hóc nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bạn bảo vệ thiết bị và duy trì chất lượng âm thanh ổn định.​

TIN NỔI BẬT Xem toàn bộ
Hướng dẫn chọn mua biến áp cách ly phù hợp với nhu cầu
Hướng dẫn chọn mua biến áp cách ly phù hợp với nhu cầu

Đối với dàn âm thanh cao cấp, nguồn điện sạch và ổn định là yếu tố then chốt để tái tạo âm thanh trung thực. Biến áp cách ly giúp loại bỏ nhiễu, chống rung và bảo vệ thiết bị khỏi rủi ro về điện. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách chọn mua biến áp cách ly phù hợp cho hệ thống âm thanh của mình.

Giải đáp A - Z: Biến áp cách ly có thể giảm nhiễu không?
Giải đáp A - Z: Biến áp cách ly có thể giảm nhiễu không?

Chất lượng nguồn điện đóng vai trò then chốt trong việc tái tạo âm thanh trung thực và chi tiết. Một trong những thiết bị được sử dụng để cải thiện chất lượng nguồn điện là biến áp cách ly. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều người quan tâm là: Biến áp cách ly có thực sự giúp giảm nhiễu trong hệ thống âm thanh không? 

So sánh chip DAC AKM vs ESS: Chip giải mã nào tốt hơn?
So sánh chip DAC AKM vs ESS: Chip giải mã nào tốt hơn?

Chip DAC (Digital-to-Analog Converter) đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu analog, mang đến trải nghiệm nghe nhạc chất lượng cao. Hai dòng chip DAC nổi bật hiện nay là AKM (Asahi Kasei Microdevices) và ESS Sabre. Vậy nên chọn chip DAC AKM hay ESS?

Zalo Facebook 0777 300 400 0987 630 409