Tidal và Qobuz – Hai ông lớn trong làng streaming Hi-Fi
Nếu như Spotify, Apple Music hay YouTube Music chỉ đáp ứng nhu cầu nghe nhạc phổ thông, thì Tidal và Qobuz lại nhắm vào phân khúc cao cấp, phục vụ những người “nghe để cảm”.
Tidal – Thương hiệu quen thuộc với người chơi DAC
Tidal là dịch vụ nhạc trực tuyến có mặt từ khá sớm, nổi bật với chất lượng nhạc Hi-Fi lossless (16bit/44.1kHz) và cả Master Quality Authenticated (MQA) – định dạng âm thanh được mã hóa để giữ chất lượng studio gốc trong dung lượng nhỏ gọn.
Tidal cung cấp các gói nghe từ cơ bản đến cao cấp. Với tài khoản Tidal HiFi hoặc HiFi Plus, người dùng có thể trải nghiệm âm thanh vượt trội, dễ dàng cảm nhận độ chi tiết, âm trường rộng hơn và độ động rõ ràng hơn so với các ứng dụng nhạc thông thường.
Tidal có app chính thức trên cả iOS và Android, hỗ trợ stream qua Chromecast, AirPlay và đặc biệt thân thiện với các thiết bị DAC, music streamer cao cấp.
Qobuz – Lựa chọn cho người yêu hi-res thực thụ
Không đình đám như Tidal, nhưng Qobuz là một “viên ngọc quý” được nhiều audiophile phương Tây yêu thích. Qobuz tập trung hoàn toàn vào nhạc chất lượng cao, đặc biệt là Hi-Res Audio (24bit/96kHz hoặc 192kHz) – chất lượng vượt qua cả đĩa CD.
Qobuz không dùng MQA mà cung cấp file FLAC nguyên bản. Điều này phù hợp với người chơi DAC không hỗ trợ MQA hoặc muốn trải nghiệm âm thanh "nguyên thủy", không bị can thiệp mã hóa.
Tuy nhiên, Qobuz chưa chính thức hỗ trợ Việt Nam. Người dùng cần cài đặt file APK trên Android hoặc dùng VPN để vượt giới hạn vùng.
So sánh nhanh: Tidal và Qobuz khác nhau thế nào?
Tiêu chí |
Tidal |
Qobuz |
Chất lượng nhạc |
HiFi, MQA |
Hi-Res (24bit/192kHz) |
Giao diện app |
Đẹp, hiện đại |
Tối giản, nhẹ |
Khả năng truy cập |
Có tại VN, dễ dùng |
Chưa chính thức, cần APK/VPN |
Hệ sinh thái thiết bị |
Tương thích rộng |
Tốt nhưng không phổ biến như Tidal |
Phí dịch vụ |
$9.99 – $19.99/tháng |
$10.83 – $21.67/tháng |
Nếu bạn muốn sự ổn định, dễ sử dụng, hãy chọn Tidal. Nhưng nếu bạn ưu tiên chất lượng nhạc Hi-Res thực thụ và có thiết bị đủ tốt, thì Qobuz là lựa chọn xứng đáng để thử.
Mẹo tối ưu trải nghiệm nghe nhạc chất lượng cao
Quan trọng hơn, người dùng cần lưu ý các yếu tố sau để tối ưu trải nghiệm nghe nhạc mạng chất lượng cao:
Thiết lập chất lượng nhạc cao nhất trong app
Trong phần cài đặt của Tidal hoặc Qobuz, luôn bật các tùy chọn chất lượng cao nhất (HiFi, Hi-Res, Lossless) cho cả 3 chế độ: Wi-Fi, mạng di động và khi tải về.
Sử dụng DAC rời hoặc thiết bị hỗ trợ chuẩn cao
Âm thanh chỉ hay khi thiết bị phát đủ tốt. Kết nối app với DAC giải mã hỗ trợ PCM/DSD hoặc dùng music streamer có cổng USB/Coaxial để đưa tín hiệu sạch hơn đến hệ thống audio.
Kết nối tai nghe hoặc ampli hỗ trợ LDAC/AptX HD
Nếu nghe không dây, nên dùng tai nghe hoặc DAC Bluetooth hỗ trợ LDAC hoặc AptX HD để giữ được chất lượng lossless. Ngoài ra, nên tránh tai nghe quá phổ thông vì không thể hiện hết được độ chi tiết của bản nhạc.
Mạng internet ổn định
Vì Tidal và Qobuz stream nhạc dung lượng lớn, bạn nên dùng Wi-Fi tốc độ cao hoặc mạng 4G/5G ổn định. Trải nghiệm nghe lossless hoặc Hi-Res phụ thuộc rất nhiều vào băng thông.
Có nên đầu tư nghe nhạc mạng chất lượng cao?
Với người chơi audio, câu trả lời là NÊN. Chỉ cần bạn đã có thiết bị nghe nhạc tốt như:
- Một chiếc DAC rời (Topping, SMSL, Cayin, iFi…),
- Tai nghe hoặc ampli chất lượng cao,
- Và một kết nối mạng ổn định…
… thì việc nghe nhạc từ Tidal hoặc Qobuz sẽ mở ra một thế giới âm thanh khác biệt hoàn toàn: âm trường rộng hơn, vocal có hồn hơn, dải trầm chắc và tách bạch, độ động tốt hơn rõ rệt so với MP3 hoặc YouTube.
Bạn đã từng nghe Tidal hay Qobuz chưa? Nếu chưa, hãy thử trải nghiệm và cảm nhận sự khác biệt ngay hôm nay. Âm nhạc sẽ không còn như trước nữa!